Nghiên cứu

TS. Phạm Đăng Khoa

Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng

Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

Trường Đại học Xây dựng

 

I. LỜI GIỚI THIỆU:

            Đảm bảo an toàn  và vệ sinh lao động luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp xây dựng. Thực tế cho thấy, khi tai nạn lao động xảy ra, không những người bị tai nạn phải chịu thiệt thòi, gia đình đảo lộn, xã hội thêm phần gánh nặng, mà chi phí để giải quyết hậu quả của tai nạn là vô cùng tốn kém đối với doanh nghiệp để xảy ra tai nạn lao động đó. Đồng thời, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng là điều không ai mong muốn. Do đó, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong thi công xây dựng.

            Với động cơ như vậy, nhằm cải thiện điều kiện làm việc và góp phần làm tốt công tác an toàn lao động, mục đích của bài viết này là trao đổi và chia sẻ một số biện pháp kỹ thuật tiên tiến có thể áp dụng trên các công trường xây dựng ở Việt Nam. Ý nghĩa của cụm từ “tiên tiến” được hiểu như là những biện pháp tương đối cập nhật, đơn giản, hiệu quả so với các biện pháp phổ biến hiện nay về công tác an toàn và vệ sinh lao động trên các công trường của Việt Nam.

            Do giới hạn về thời lượng nên nên bài viết tập trung vào 5 nội dung sau:

1) Tập thể dục buổi sáng;

2) Công tác vệ sinh trên công trường;

3) An toàn điện trên công trường xây dựng;

4) Đề phòng ngã cao, ngã sâu (ngã từ miệng hố xuống đáy hố) trên công trường xây dựng;

5) Đề phòng vật rơi trong công trường xây dựng.

            Bài viết được trình bày theo cách sử dụng các hình ảnh để mô tả sơ bộ về biện pháp. Còn chi tiết công tác triển khai và thực hiện các biện pháp này trong thực tiễn là tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp như: qui trình quản lý an toàn lao động, công tác huấn luyện, công tác kiểm tra, kiểm soát, các chế tài, đặc điểm dự án mà doanh nghiệp thực hiện, năng lực về con người, về tài chính,…v.v. của doanh nghiệp này.   

Với các nội dung trên, tác giả tin tưởng chắc chắn rằng các doanh nghiệp xây dựng ở Việt  Nam sẽ vận dụng một cách có hiệu quả, cùng với các biện pháp khác, để có thể hạn chế tai nạn và bệnh nghề nghiệp trong quá trình thi công trên các công trường.

            Mốt số nội dung và hình ảnh trong bài viết này được trích dẫn từ tài liệu của các công ty xây dựng trong và ngoài nước. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Hiệp hội Xây dựng Hồng Kông, công ty LOTTE E&C và công ty POSCO E&C, Hàn Quốc, đã cung cấp tài liệu cho bài viết này.

Bạn đọc và các bạn sinh viên quan tâm có thể theo dõi ở đường link sau: Bai viet - Pham Dang Khoa - DHXD.pdf

TS. Trần Hồng Hải, Khoa Xây dựng, ĐHXD Hà Nội

TS. Hồ Ngọc Khoa, Khoa Xây dựng, ĐHXD Hà Nội

Ks. Lê Minh, Viện Khoa học công nghệ xây dựng

 

Tóm tắt: Trên đà phát triển của ngành xây dựng hiện nay, tại các thành phố lớn trên cả nước đang có nhiều công trình dân dụng được thiết kế và xây dựng với nhiều tầng hầm. Một vấn đề đang được quan tâm là lựa chọn phương pháp thi công tầng hầm đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ và hiệu quả kinh tế. Mỗi công trình đều có những đặc điểm riêng về cấu tạo nền đất, mặt cắt địa chất, cao độ mực nước ngầm, nên việc lựa chọn biện pháp thi công cho phần hầm cũng rất đa dạng. Bài báo thể hiện kết quả nghiên cứu quá trình thực tế thi công phần tầng hầm công trình Lotte Center Hanoi, sử dụng hệ dầm đỡ di chuyển xuống dưới (Bracket Supported RC Downward - BRD), từ đó đề xuất qui trình công nghệ thi công. Kết quả nghiên cứu làm tiền đề cho các nghiên cứu qui mô hơn để có thể xem xét ứng dụng trong điều kiện xây dựng Việt Nam.

 

Abstract:  In the development of the construction industry in big cities in Vietnam nowadays, many buildings have been designed and constructed with multiple basements. One of the issues that addresses attention from scientists and practitioners the most is the selection of the construction method for constructing basements in order to maintain project’s requirements of safety, quality, time, and cost effectiveness. Every building has its own features of soil profiles and water tables. As a result, the selection of the construction method used in the construction of basements will vary. This report will explore the construction method used in the construction of basements in the Lotte Center Hanoi project utilizing the Bracket Supported RC Downward technique. The report will also propose a construction procedure for this technique. The results obtained will be used as the basic for further studies to apply to the construction conditions of Vietnam.

 

Mở đầu

 

Thời gian qua, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, kinh tế - xã hội của đất nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư sản xuất và phục vụ dân sinh. Sự phát triển trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản cũng không nằm ngoài dòng chảy đó và tất yếu là nhu cầu về diện tích xây dựng cho mục đích ở, cho thuê, văn phòng, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Kinh nghiệm xây dựng của các quốc gia trên thế giới đã chứng tỏ rằng với việc gia tăng nhanh chóng của giá trị đất xây dựng thì phương án hiệu quả nhất dưới góc độ kinh tế của đầu tư là gia tăng số tầng cao và phát triển các tầng hầm xuống lòng đất.

 

Một đặc trưng cơ bản của các công trình cao tầng ở các thành phố lớn của Việt Nam là thi công trong điều kiện chật hẹp, xung quanh đều có các công trình kiến trúc và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đang sử dụng, gây khó khăn cho việc lựa chọn giải pháp thi công hố đào sâu khi thi công xây dựng tầng hầm các công trình này. Ngoài những khó khăn về tổ chức thi công, vận chuyển đất, khi thi công hố đào phải giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến trạng thái ứng suất biến dạng của đất nền xung quanh, có thể làm chuyển dịch và lún, gây hư hỏng cho công trình đang thi công và công trình lân cận [1].  

 

Ngoài ra, mỗi công trình đều có những đặc điểm riêng về cấu tạo nền đất, mặt cắt địa chất, cao độ mực nước ngầm, đặc điểm vị trí nên việc lựa chọn biện pháp thi công cho phần hầm cũng rất đa dạng. Vấn đề được các chủ đầu tư và nhà thầu quan tâm là lựa chọn phương pháp thi công tầng hầm đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ và hiệu quả kinh tế.

 

Theo các số liệu của nhiều nghiên cứu [1, 2, 6], phương pháp thi công tầng hầm từ trên xuống (TOPDOWN) sẽ giữ ổn định được hố đào trong suốt quá trình thi công, hạn chế được biến dạng và lún nứt đáng kể cho đất nền và công trình lân cận. Trong phương pháp TOPDOWN xây dựng tầng hầm có nhiều giải pháp thi công ván khuôn và cột chống cho sàn bê tông cốt thép. Sử dụng hệ dầm đỡ di chuyển xuống dưới BRD (Bracket Supported RC Downward) làm hệ chống đỡ ván khuôn là một phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội về độ an toàn, tiến độ và chất lượng, đặc biệt trong các công trình nhiều tầng hầm. Phương pháp này đã được sử dụng để thi công 5 tầng hầm công trình Lotte Center Hanoi. Đây là công nghệ mới, lần đầu tiên được sử dụng trong thực tế thi công ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu số liệu thực tế, phân tích, tổng hợp để đề xuất qui trình công nghệ và chỉ dẫn kỹ thuật thi công ở mức độ cơ bản làm cơ sở áp dụng cho các công trình tương tự là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.

Bạn đọc và các bạn sinh viên quan tâm có thể theo dõi ở đường link sau: Bai bao BRD.pdf


TS. Hồ Ngọc Khoa, KS. Vũ Chí Công, Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng. 

Tóm tắt:

        Việc phân tích trường nhiệt độ và ứng suất trong kết cấu bê tông khối lớn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm mục đích kiểm soát nứt trong khối bê tông. Tuy nhiên sự phân bố này thường rất phức tạp, đặc biệt là với những kết cấu có khối tích rất lớn như đài móng nhà siêu cao tầng, dầm chuyển, sàn chuyển…do số lượng phần tử nhiều và khó khăn trong tính toán các điều kiện biên. Bài viết này giới thiệu qui trình lập và giải bài toán phân tích trường nhiệt độ và ứng suất trong bê tông khối lớn bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Từ kết quả phân tích có thể dự đoán được qui luật và mức độ phát triển của trường nhiệt độ và ứng suất trong khối bê tông thời gian đầu đóng rắn, từ đó đưa ra những giải pháp thi công phù hợp nhằm kiểm soát nứt do nhiệt thủy hóa xi măng trong các kết cấu bê tông khối lớn.

Từ khóa: Bê tông khối lớn, nứt nhiệt, phân tích phần tử hữu hạn, tăng nhiệt độ đoạn nhiệt

        Kết cấu bê tông được coi là khối lớn khi có kích thước đủ lớn để có thể tích tụ nhiệt thủy hóa xi măng, từ đó gây nên sự thay đổi đáng kể thể tích bê tông trong quá trình đóng rắn. Sự thay đổi thể tích không đều sẽ tạo ra ứng suất kéo trong khối bê tông và khi ứng suất này vượt quá giới hạn kéo thì bê tông sẽ bị nứt. Sự thay đổi thể tích này phát sinh từ các yếu tố như: quá trình co khô do mất nước; co, nở nhiệt của bê tông không đều do sự chênh lệch nhiệt độ ΔT giữa các phần của khối bê tông [1, 2, 4]. Vì vậy việc chống nứt nhiệt cho bê tông khối lớn chính là việc kiểm soát được sự phân bố nhiệt độ và ứng suất trong khối bê tông.

        Sự hình thành và phân bố trường nhiệt độ trong bê tông khối lớn về cơ bản phụ thuộc vào các yếu tố nội tại của bê tông cũng như các yếu tố bên ngoài lên quan đến môi trường và công nghệ thi công. Các yếu tố nội tại của bê tông có thể kể đến: số lượng phần tử; loại phần tử (dạng tam giác, chữ nhật); thông số về nhiệt của vật liệu; loại và hàm lượng xi măng; các tính chất về nhiệt của nguyên vật liệu; nhiệt độ bê tông khi đổ; nhiệt dung riêng của bê tông; tốc độ tỏa nhiệt; hình dạng, kích thước kết cấu; cấp phối bê tông. Các yếu tố bên ngoài khối bê tông là các điều kiện biên như: các thông số môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió…); phương pháp bảo dưỡng bê tông; ràng buộc về nhiệt của khối bê tông với các mặt tiếp xúc (ván khuôn, nền đất); các giá trị về nhiệt tại mặt thoáng của khối bê tông; hệ số trao đổi nhiệt [1, 4]. Trong thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp hiện nay có nhiều kết cấu có khối tích rất lớn như dầm, sàn chuyển, đài móng nhà siêu cao tầng, móng máy… Với những kết cấu này lượng nhiệt thủy hóa xi măng rất lớn mặt khác sự phân bố nhiệt độ và ứng suất trong lòng khối bê tông khá phức tạp. Tuy nhiên, việc xác định trường nhiệt độ, ứng suất của những kết cấu này là rất khó khăn, do số lượng phần tử, số biến và các thông số về điều kiện biên khá lớn.

        Bài viết này giới thiệu kết quả phân tích trường nhiệt độ và ứng suất trong quá trình thủy hóa xi măng của kết cấu bê tông khối lớn bằng phương pháp PTHH. Các giá trị tính toán về vật liệu, các điều kiện biên và mô hình được xác lập theo các quy phạm hiện hành cũng như tham khảo thực nghiệm. Kết quả tính toán được phân tích và so sánh với kết quả thực nghiệm. từ đó có thể kiểm tra lại các thông số thiết kế (cấp phối bê tông, nhiệt độ bê tông khi đổ, phương pháp và thời gian bảo dưỡng…) để đưa ra các điều chỉnh hợp lý về vật liệu và giải pháp thi công nhằm kiểm soát nứt, đảm bảo chất lượng kết cấu bê tông khối lớn.

Hinh 1

Trường phân bố nhiệt độ trong đài móng bê tông khối lớn

Hinh 2

 Trường phân bố ứng suất trong đài móng bê tông khối lớn

Bạn đọc và các bạn sinh viên quan tâm có thể theo dõi ở đường link sau: FN. Bai bao Truong nhiet do - ung suat BTKL.pdf


 

 

 

 

Trong bài báo này chúng tôi trình bầy một nghiên cứu thực nghiệm về quá trình chuyển đổi từ biến dạng cắt tập trung sang nứt vỡ và phá hoại trên mẫu đá tự nhiên có nguồn gốc núi lửa (đá Tuff Napoli). Các mẫu thí nghiệm sử dụng trong nghiên cứu này có dạng hình hộp chữ nhật được khắc một vết khắc tròn ở mỗi cạnh dài. Dạng hình học này tạo nên sự tập trung của biến dạng cắt trong thí nghiệm nén một trục trước khi xuất hiện các vết nứt. Hai phương pháp đo toàn diện đẵ được sử dụng: (i) Phương pháp tương quan ảnh kỹ thuật số cho phép đo các trường động học (chuyển vị, biến dạng) trên bề mặt mẫu thí nghiệm; (ii) phương pháp đo âm thanh phát ra, đo vận tốc truyền sóng siêu âm trong mẫu thí nghiệm và định vị nguồn âm giúp theo dõi sự hư hại bên trong mẫu thí nghiệm trong quá trình gia tải. Một vài hiện tượng quan trọng đa được ghi nhận trong nghiên cứu sự chuyển biến từ biến dạng cắt tập trung sang nứt vỡ của vật liệu qua việc sử dụng các phương pháp đo toàn diện kể trên. Một mặt, phương pháp tương quan ảnh đa cho thấy sự biến đổi của biến dạng cục bộ trên bề mặt mẫu. Mặt khác, Phương pháp đo âm phát ra và đo vận tốc sóng siêu âm đa chỉ rõ sự hư hại ( vi vết nứt) xuất hiện tập trung trong vùng biến dạng tập trung cho tới khi xuất hiện các vết nứt lớn. Các kết quả thí nghiệm thu được đa xây dựng nên một cơ sở dữ liệu hữu ích cho các nghiên cứu về mô hình hóa sự phá hoại trong vật liệu đá mềm...

Ban biên tập xin gửi tới bạn đọc bài báo: "Nghiên cứu thực nghiệm phá hoại cục bộ trong đá mềm sử dụng các phương pháp đo toàn diện" của Tiến sỹ Nguyễn Tường Lâm - Giảng viên Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng.

Bạn đọc và các bạn sinh viên quan tâm có thể theo dõi ở đường link sau: bai bao Lam.pdf

 

Như một tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện tính toán thiết kế ván khuôn trong công nghệ thi công bê tông toàn khối.

Ban biên tập xin gửi tới bạn đọc và các bạn sinh viên, tài liệu: "Một số vấn đề về tải trọng và tính toán khi thiết kế ván khuôn" của Thạc sỹ Phạm Tiến Tới

- Giảng viên Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng.

Bạn đọc và các bạn sinh viên quan tâm có thể theo dõi ở đường link sau: PTTOI.pdf

 

 

 

Sinh viên hỏi bộ môn trả lời

  • 1. Sinh viên hỏi:

    câu hỏi từ bạn: congthien.nuce54@gmail.com

     Thưa thầy cô, hiện tại em đang làm đồ án thi công 1, và ở phần chọn máy thi công em đang băn khoăn chưa chọn được máy cẩu tháp nào phù hợp bởi vì khối lượng bê tông quá lớn mà các máy hiện có trong các sổ tay máy cũ không đạt yêu cầu.Cho nên hiện e đang cần catalog của một số loại cẩu tháp chạy trên ray và máy trộn bê tông những loại mới nhất hiện nay. Em xin cảm ơn ạ!

    Bộ môn Trả lời:

    Em hãy lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công theo các loại cần trục tháp và máy trộn bê tông mà em có thể biết hiện có ở Việt Nam.

     

    2. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn: hùng <hanhieuvi0112@gmail.com">hanhieuvi0112@gmail.com>

    kính thưa bộ môn,nhóm làm đồ án tốt nghiệp 53xd3 được nhà trường phân thầy Lê Thế Thái hướng dãn phần thi công.hiện tại bọn em đã xong phần kết cấu.liên hệ với thầy thì thầy bảo tất cả các nhóm tự liên hệ với bạn Tuấn Anh.thực sự bọn em đã lên hỏi bộ môn,phòng đào tạo,tìm ai tên là tuấn anh nhưng k có thông tin gì cả.tất cả đều là tự liên hệ với thầy để nhận đề tài.kính mong bộ môn hồi âm để bọn em được nhận sự hướng dẫn của thầy ạ

    Bộ môn Trả lời:

     Em hãy liên hệ với thầy Lê Thế Thái và đề nghị với thầy bố trí làm việc với các em.

     3. Sinh viên hỏi:

     Câu hỏi từ bạn: Đặng Thành Luân <thanhluanxd7@gmail.com">thanhluanxd7@gmail.com>

    Em xin hỏi thày cô, khi hạ mực nước ngầm có sử dụng được bằng phương pháp bấc thấm được ko ạ? Và nếu sử dụng được thì nguyên lý tính toán và trình tự tính thế nào ạ?
    Mong thày cô có thể cho tiêu đề các tài liệu, hoặc cho em xin tài liệu về phương pháp bấc thấm ( Nếu có công trình đã sử dụng thì rất tốt ạ)?
    Chúc thày cô mạnh khỏe - Hạnh phúc - Thành đạt!

    Bộ môn Trả lời:

     Bấc thấm là biện pháp để gia cố nền chứ không phải để hạ mực nước ngầm, em nên tìm hiểu kỹ lại nguyên lý của phương pháp này.

      4. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn:lưu bá vũ <luubavudexauxa@gmail.com">luubavudexauxa@gmail.com>

    các thầy cô cho em hỏi.định mức giờ công trong thống kê lắp đặt ván khuôn lấy như thế nào?

     Bộ môn Trả lời:

    Em có thể tìm hiểu tất cả các định mức lao động mà Nhà nước ViệtNam đã ban hành.

    Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì em xem định mức 726

    Chúc các em sức khỏe và học tập tốt.

    Ban chủ nhiệm Bộ môn CN&QLXD


     


  • Sinh viên hỏi:

    nguyenquyenxd113@gmail.com

    em chào thầy! thầy có thể cho em hỏi là: thực trạng về cơ sở pháp lý của công tác giám sát thi công công trình xây dựng không ạ?

    em cám ơn thầy nhiều ạ!!

    Bộ môn trả lời:

    Giám sát thi công là do các cơ quan tư vấn giám sát thực hiện. Muốn làm công việc đó ( giám sát tư vấn ) yêu cầu phải có chứng chỉ tư vấn giám sát và giấy phép hành nghề tư vấn giám sát

    Chúc bạn sức khỏe - học tập tốt!

    Ban chủ nhiệm Bộ môn

  • Câu hỏi:
    Em chào thầy!
    Em muốn nhờ thầy giúp đở em về học tập.
    Vậy em có thể gặp thầy Nguyễn Đình Thám vào thời gian nào trong tuần ạ!
    Em xin cảm ơn thầy!

    Bộ môn trả lời:
    Trả lời câu hỏi của bạn Phan Văn Hoàng - lớp 52KSCT.

    Bộ môn rất hoan nghênh tinh thần học tập của em.
    Em có thể liên hệ trực tiếp với thầy Nguyễn Đình Thám , cũng như các thầy khác trong Bộ môn qua số điện thoại của các thầy đã đăng trên website
    Chúc em học tập tốt!
    Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng.

Liên kết Website

Dự án xây dựng

Số lượng truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2812
mod_vvisit_counterHôm qua2308
mod_vvisit_counterTuần này5120
mod_vvisit_counterTất cả7702848

Đang trực tuyến:  7