Nghiên cứu

Bộ môn Công nghệ & Quản lý xây dựng tham gia “Hội thảo Toàn quốc lần thứ 29 về Kết cấu và Công nghệ Xây dựng”

 

               Sáng 30/11 tại trường Đại học Xây dựng (ĐHXD) đã diễn ra “Hội thảo Toàn quốc lần thứ 29 về Kết cấu và Công nghệ Xây dựng” do Hội Kết cấu và Công nghệ Xây dựng Việt Nam (VASECT) phối hợp cùng Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tổ chức. 

            Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy; Chủ tịch VASECT, GS.TSKH Nguyễn Văn Liên; Hiệu trưởng trường ĐHXD PGS.TS Phạm Duy Hòa cùng đại diện Bộ Giao thông Vận tải, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam tham dự hội thảo. PGS.TS Hồ Ngọc Khoa – Trưởng Bộ môn Công nghệ & Quản lý xây dựng cũng đã đại diện Bộ môn tham gia Hội thảo. 

alt

Chủ tịch VASECT, GS.TSKH Nguyễn Văn Liên phát biểu khai mạc hội thảo. 

               Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TSKH Nguyễn Văn Liên cho biết trong 32 năm hoạt động và phát triển, Hội Kết cấu và Công nghệ Xây dựng Việt Nam tập trung vào sinh hoạt học thuật với trọng tâm phát triển công nghệ xây dựng. Hội thảo lần này tập hợp các kết quả nghiên cứu mới nhất mang tính thời sự trong 3 lĩnh vực xây dựng gồm xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng công trình giao thông và xây dựng công trình thủy lợi. Các báo cáo gắn chặt thực tế của các vấn đề chính như rủi ro trong xây dựng và thị trường xây dựng Việt Nam hiện nay.

altThứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội thảo. 

               Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy đánh giá cao hoạt động của Hội Kết cấu và Công nghệ Xây dựng Việt Nam trong những năm qua. Thứ trưởng mong muốn hội thảo sẽ là nơi mà các chuyên gia, nhà khoa học, báo cáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên ngành.

alt

PGS.TS Phạm Duy Hòa – Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng phát biểu tại hội thảo. 

                   Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Phạm Duy Hòa cho biết nhiều năm qua trường ĐHXD luôn có mối quan hệ mật thiết với các hội chuyên ngành, đặc biệt là Hội Kết cấu và Công nghệ Xây dựng Việt Nam. VASECT và nhà trường đã có nhiều chương trình hợp tác hiệu quả đóng góp vào sự phát triển của trường và của Hội.

altQuang cảnh hội thảo. 

             Tại hội thảo, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng đã báo cáo 16 tham luận về kết cấu và công nghệ xây dựng trên thế giới có thể ứng dụng tại Việt Nam. Đại diện giảng viên Bộ môn – PGS.TS Hồ Ngọc Khoa đã tham gia Hội thảo với tham luận: “Công nghệ xây dựng nhà siêu cao tầng: Xu hướng phát triển và ứng dụng ở Việt Nam”. Bài tham luận trình bày kết quả phân tích, tổng hợp các công nghệ xây dựng mới, tiên tiến được áp dụng trên thế giới và trong quá trình thi công các công trình siêu cao tầng ở Việt Nam. Qua đó đưa ra một số nhận định, đánh giá về xu hướng phát triển và tiềm năng ứng dụng phù hợp với điều kiện nước ta. 

altPGS.TS Hồ Ngọc Khoa – Trưởng Bộ môn Công nghệ & Quản lý xây dựng báo cáo tại Hội thảo.

 

 








BỘ MÔN CHỦ TRÌ THÀNH CÔNG PHIÊN THẢO LUẬN TIỂU BAN CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG - HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG XÂY DỰNG.

 

              Ngày 15 tháng 11 năm 2016, tại trường Đại học Xây dựng đã diễn ra Hội thảo Quốc tế về Phát triển Bền vững trong Xây dựng do Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp chủ trì. Tham dự hội thảo có các học giả, nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, các công ty xây dựng trong và ngoài nước như: Đại học Melbourne (Australia), Công ty JPE (Nhật Bản), Công ty Xây dựng Turner, Công ty Xây dựng Delta, Công ty Xây dựng Conteccon, Công ty NUCETECH… Tại phiên toàn thể diễn ra vào buổi sáng, các học giả trong nước và quốc tế đã trình bày các báo cáo khoa học về các kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực phát triển bền vững mà đơn vị mình đã nghiên cứu, thực hiện. Buổi chiều cùng ngày diễn ra các phiên báo cáo tại tiểu ban, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng chủ trì phiên họp tại tiểu ban Công nghệ và Quản lý Xây dựng.

 

           Trong phiên thảo luận tại tiểu ban Công nghệ và Quản lý Xây dựng, các học giả đến từ các trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kiên trúc Hà Nội, Đại học Xây dựng đã trình bày 13 báo cáo khoa học về các đề tài về ứng dụng công nghệ mới trong xây dựng cũng như trong quản lý. Tại hội thảo, các chuyên gia và khách mời cũng đã có những thảo luận, trao đổi về mặt học thuật cho các báo cáo viên. 

alt

Ảnh: PGS. TS. Hồ Ngọc Khoa phát biểu chủ trì phiên họp tiểu ban Công nghệ và Quản lý Xây dựng.


alt

Ảnh: ThS. Vương Đỗ Tuấn Cường trình bày nghiên cứu “A sustainable approach in soft soil treatment in Vietnam” tại hội thảo.

alt

Ảnh: PGS. TS. Lương Đức Long – ĐH Bách khoa TP HCM đang trình bày báo cáo “Fuzzy programming model in optimal usage of multi-skilled labors under fuzziness in construction projects”.

alt

Ảnh: NCS Chu Thị Hải Ninh đang trình bày báo cáo “Manufacture of lightweight fireproof-insulating concrete using Hoang Thach PCB 30 portland cement and Pha Lai fly ash”.

alt

Ảnh: PGS. TS. Hồ Ngọc Khoa phát biểu góp ý cho một báo cáo tại hội thảo.

alt

Ảnh: Các chuyên gia thảo luận cùng các báo cáo viên.

alt

Ảnh: Các báo cáo viên chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo. 



KẾT QUẢ BẢO VỆ CƠ SỞ CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA BỘ MÔN

Bộ môn CN & QLXD chủ trì 02 đề tài KHCN trong Chương trình KHCN cấp Bộ GD&ĐT “Thiết kế và thi công nhà siêu cao tầng” của trường ĐHXD.  Đó là các đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp bảo trì và quản lý nhà siêu cao tầng ở Việt Nam” do PGS.TS. Hồ Ngọc Khoa chủ trì và đề tài “Nghiên cứu công nghệ xây dựng nhà siêu cao tầng ở Việt Nam” do TS. Trần Hồng Hải chủ trì.

Chiều ngày 23/12/2015 đề tài “Nghiên cứu các giải pháp bảo trì và quản lý nhà siêu cao tầng ở Việt Nam” và chiều 28/12/2015 đề tài “Nghiên cứu công nghệ xây dựng nhà siêu cao tầng ở Việt Nam” đã bảo vệ thành công cấp cơ sở.

Hai Hội đồng cơ sở do GS.TS. Phan Quang Minh làm Chủ tịch cùng với các thành viên: PGS.TS. Trần Văn Liên, PGS.TS. Ngô Văn Quỳ, TS. Đinh Tuấn Hải, PGS.TS. Trịnh Quốc Thắng, TS. Mỵ Duy Thành, TS. Đoàn Dương Hải, PGS.TS. Trần Chủng, TS. Nguyễn Ngọc Linh, TS. Nguyễn Đại Minh, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Phương đánh giá cao kết quả nghiên cứu đạt được; nhận xét, góp ý để các nhóm thực hiện đề tài chỉnh sửa, hoàn thiện, chuẩn bị bảo vệ chính thức tại Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ.

Chủ trì và các thành viên hiện đề tài bao gồm PGS.TS. Hồ Ngọc Khoa, TS. Trần Hồng Hải, TS. Nguyễn Mạnh Tuấn, ThS. Vương Đỗ Tuấn Cường, ThS. Phạm Tiến Tới, ThS. Nguyễn Hùng Cường, ThS. Cao Tuấn Anh, ThS. Phạm Nguyễn Vân Phương, ThS. Lê Đình Tiến, ThS. Lê Thái Hòa cảm ơn Hội đồng, tiếp thu ý kiến đóng góp để hoàn thiện đế tài, để bảo vệ chính thức thành công, đúng tiến độ.

Một vài hình ảnh của các buổi bảo vệ đề tài:

alt

PGS. TS. Hồ Ngọc Khoa trình bày các kết quả nghiên cứu đề tài bảo trì

alt

Các thành viên hội đồng tham gia đóng góp ý kiến cho đề tài bảo trì

alt

TS. Nguyễn Mạnh Tuấn trình bày kết quả nghiên cứu đề tài công nghệ thi công

alt

PGS. TS. Trần Chủng phát biểu ý kiến phản biện đề tài công nghệ thi công

 

DỰ BÁO KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH PHUN VỮA XI MĂNG BẰNG TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO

AN ARTIFICIAL INTELLIGENCE APPROACH FOR GROUTABILITY ESTIMATION

BASED ON AUTOTUNING SUPPORT VECTOR MACHINE


TS. Trần Hồng Hải, TS. Hoàng Nhật Đức


        Phương pháp bơm vữa gia cố nền kiểu xâm nhập (permeation grouting) thương được sử dụng trong kỹ thuật xây dựng. Như vậy, việc dự đoán kết quả của quá trình phun vữa là một công tác rất quan trọng cần được chú trọng từ giai đoạn lập kế hoạch. Trong bài nghiên cứu này, một phương pháp mới sử dụng trí thông minh nhân tạo – máy véc tơ hỗ trợ tự động điều chỉnh (autotuning support vector machine - SVM) được đưa ra nhằm dự báo kết quả quá trình phun vữa xi măng sử dụng vữa xi măng hạt mịn. Ở phương pháp mới này, thuật toán của máy SVM được sử dụng để phân loại quá trình phun vữa bao gồm: thành công và thất bại. Trong đó, thuật toán vi phân (DE) tối ưu hóa được dùng để nhận dạng các thông số điều chỉnh tối ưu của thuật toán từ máy SVM, gồm có các thông số bù trừ và thông số chức năng cốt lõi. Sự kết hợp các thuật toán SVM và DE cho phép phương pháp dự đoán mới này có thể vận hành tự động mà không cần đến các tác động của con người, bỏ qua quá trình điều chỉnh các thông số lặp đi lặp lại. Một thí nghiệm có sử dụng các mẫu thử tại chỗ cũng chỉ ra rằng phương pháp dự báo mới này có thể đưa ra các kết quả dự đoán chính xác.


Bạn đọc và các bạn sinh viên quan tâm có thể theo dõi ở đường link sau:  DỰ BÁO KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH PHUN VỮA XI MĂNG BẰNG TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO

ĐIỀU HÒA TÀI NGUYÊN CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG BẰNG THUẬT TOÁN TIẾN HÓA VI PHÂN

A NOVEL RESOURCE-LEVELLING APPROACH FOR CONSTRUCTION PROJECT BASED ON DIFFERENTIAL EVOLUTION


TS. Trần Hồng Hải, TS. Hoàng Nhật Đức


        Trong kỹ thuật xây dựng, thông thường phương pháp đường Găng (CPM - Critical Path Method) được sử dụng để lập tiến độ của các dự án. Tuy nhiên, cách lập tiến độ này thường xuất hiện các biến động đáng kể trong danh mục tài nguyên, điều này không chỉ phi thực tế mà còn gây tốn kém cho nhà thầu khi thực hiện theo. Vì vậy, để điều hòa các danh mục tài nguyên đó, nhà quản lý xây dựng cần thực hiện quá trình cân bằng các hạng mục tài nguyên. Bài nghiên cứu này đề xuất ra phương pháp điều hòa tài nguyên dựa trên các thuật toán tiến hóa vi phân (viết tắt tiếng Anh: RLDE – resource levelling based on differential evolution). Cách thể hiện của RLDE so với phần mềm Microsoft Project khác biệt ở việc sử dụng các thuật toán di truyền (the genetic algorithm) và các thuật toán tối ưu hóa tổ hợp phần tử (the particle swarm optimization algorithm). Nhiều thực nghiệm đã chỉ ra rằng phương pháp tính toán mới này có thể mang lại kết quả tối ưu trong việc thực hiện điều hòa tài nguyên. Như vậy, có thể kết luận phương pháp RLDE là một phương pháp hiệu quả, có thể được sử dụng như một công cụ hữu ích cho người làm công tác quản lý, lên kế hoạch trong lĩnh vực quản lý dự án.


Bạn đọc và các bạn sinh viên quan tâm có thể theo dõi ở đường link sau:  ĐIỀU HÒA TÀI NGUYÊN CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG BẰNG THUẬT TOÁN TIẾN HÓA VI PHÂN

Sinh viên hỏi bộ môn trả lời

  • 1. Sinh viên hỏi:

    câu hỏi từ bạn: congthien.nuce54@gmail.com

     Thưa thầy cô, hiện tại em đang làm đồ án thi công 1, và ở phần chọn máy thi công em đang băn khoăn chưa chọn được máy cẩu tháp nào phù hợp bởi vì khối lượng bê tông quá lớn mà các máy hiện có trong các sổ tay máy cũ không đạt yêu cầu.Cho nên hiện e đang cần catalog của một số loại cẩu tháp chạy trên ray và máy trộn bê tông những loại mới nhất hiện nay. Em xin cảm ơn ạ!

    Bộ môn Trả lời:

    Em hãy lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công theo các loại cần trục tháp và máy trộn bê tông mà em có thể biết hiện có ở Việt Nam.

     

    2. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn: hùng <hanhieuvi0112@gmail.com">hanhieuvi0112@gmail.com>

    kính thưa bộ môn,nhóm làm đồ án tốt nghiệp 53xd3 được nhà trường phân thầy Lê Thế Thái hướng dãn phần thi công.hiện tại bọn em đã xong phần kết cấu.liên hệ với thầy thì thầy bảo tất cả các nhóm tự liên hệ với bạn Tuấn Anh.thực sự bọn em đã lên hỏi bộ môn,phòng đào tạo,tìm ai tên là tuấn anh nhưng k có thông tin gì cả.tất cả đều là tự liên hệ với thầy để nhận đề tài.kính mong bộ môn hồi âm để bọn em được nhận sự hướng dẫn của thầy ạ

    Bộ môn Trả lời:

     Em hãy liên hệ với thầy Lê Thế Thái và đề nghị với thầy bố trí làm việc với các em.

     3. Sinh viên hỏi:

     Câu hỏi từ bạn: Đặng Thành Luân <thanhluanxd7@gmail.com">thanhluanxd7@gmail.com>

    Em xin hỏi thày cô, khi hạ mực nước ngầm có sử dụng được bằng phương pháp bấc thấm được ko ạ? Và nếu sử dụng được thì nguyên lý tính toán và trình tự tính thế nào ạ?
    Mong thày cô có thể cho tiêu đề các tài liệu, hoặc cho em xin tài liệu về phương pháp bấc thấm ( Nếu có công trình đã sử dụng thì rất tốt ạ)?
    Chúc thày cô mạnh khỏe - Hạnh phúc - Thành đạt!

    Bộ môn Trả lời:

     Bấc thấm là biện pháp để gia cố nền chứ không phải để hạ mực nước ngầm, em nên tìm hiểu kỹ lại nguyên lý của phương pháp này.

      4. Sinh viên hỏi:

    Câu hỏi từ bạn:lưu bá vũ <luubavudexauxa@gmail.com">luubavudexauxa@gmail.com>

    các thầy cô cho em hỏi.định mức giờ công trong thống kê lắp đặt ván khuôn lấy như thế nào?

     Bộ môn Trả lời:

    Em có thể tìm hiểu tất cả các định mức lao động mà Nhà nước ViệtNam đã ban hành.

    Nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn thì em xem định mức 726

    Chúc các em sức khỏe và học tập tốt.

    Ban chủ nhiệm Bộ môn CN&QLXD


     


  • Sinh viên hỏi:

    nguyenquyenxd113@gmail.com

    em chào thầy! thầy có thể cho em hỏi là: thực trạng về cơ sở pháp lý của công tác giám sát thi công công trình xây dựng không ạ?

    em cám ơn thầy nhiều ạ!!

    Bộ môn trả lời:

    Giám sát thi công là do các cơ quan tư vấn giám sát thực hiện. Muốn làm công việc đó ( giám sát tư vấn ) yêu cầu phải có chứng chỉ tư vấn giám sát và giấy phép hành nghề tư vấn giám sát

    Chúc bạn sức khỏe - học tập tốt!

    Ban chủ nhiệm Bộ môn

  • Câu hỏi:
    Em chào thầy!
    Em muốn nhờ thầy giúp đở em về học tập.
    Vậy em có thể gặp thầy Nguyễn Đình Thám vào thời gian nào trong tuần ạ!
    Em xin cảm ơn thầy!

    Bộ môn trả lời:
    Trả lời câu hỏi của bạn Phan Văn Hoàng - lớp 52KSCT.

    Bộ môn rất hoan nghênh tinh thần học tập của em.
    Em có thể liên hệ trực tiếp với thầy Nguyễn Đình Thám , cũng như các thầy khác trong Bộ môn qua số điện thoại của các thầy đã đăng trên website
    Chúc em học tập tốt!
    Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng.

Liên kết Website

Dự án xây dựng

Số lượng truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay2431
mod_vvisit_counterHôm qua2424
mod_vvisit_counterTuần này9273
mod_vvisit_counterTất cả7646562

Đang trực tuyến:  18